Kiếm Đạo Độc Tôn – Kiếm Du Thái Hư

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars6 Stars7 Stars8 Stars9 Stars10 Stars (10 rating, 1 votes)
Loading...

Mở đầu câu chuyện, nhân vật chính của chúng ta là chàng thiếu niên Diệp Trần vốn là đại công tử của gia tộc Diệp Gia tại vùng đất Chân Linh Đại Lục rộng lớn. Với thiên phú võ học thấp kém nên từ nhỏ chàng đã là trung tâm của những lời dèm pha trêu chọc từ chính những người anh em trong dòng tộc của mình.

Không cam phận với hai từ “phế vật” mà bọn họ gán cho mình, Diệp Trần quyết định xin làm một đệ tử ngoại môn của Lưu Vân Tông tông phái với mong muốn trở thành một kiếm sĩ hùng mạnh. Thế nhưng mọi chuyện cũng không đơn giản như vậy, ngay từ trận đấu tuyển chọn đầu tiên chàng đã bị đánh thảm hại đến mức nằm liệt trên giường bệnh dưỡng thương. Nhưng cũng chính lúc này, Diệp Trần đã ngộ ra chân lý võ học mà mình phải dấn thân, linh hồn lực cũng vì vậy bạo phát, mọi cảm nhận về thế giới xung quanh cũng trở nên vô cùng tinh tế. Sau khi thương thế được hồi phục, chàng ra sức tu luyện và lần lượt tinh thông những bí kiếp kiếm đạo của tông môn, những chuyến mạo hiểm săn bắt yêu thú trong rừng thiên nước độc đã giúp cho chàng dần lĩnh ngộ được năng lực kiếm ý huyền thoại mà ngay cả những kiếm khách nổi danh cũng chưa hẳn đã có thể ngộ ra. Và con đường sự nghiệp võ học của Diệp Trần cũng thay đổi kể từ đây …

Sống trên con đường kiếm đạo, một thế giới mạnh được yếu thua đã biến nhiều nhân sĩ trở thành những đấu giả, những trận thư hùng kinh thiên động địa diễn ra không ngớt khiến cho thế giới võ đạo dường như không còn cực hạn. Những bí kiếp võ học cổ xưa cùng trí tuệ hậu nhân đã mang đến cho những tu nhân khả năng phiên giang đào hải, thông thiên độn địa. Có thể nói, mọi thứ đều tồn tại trong thế giới của Kiếm Đạo Độc Tôn màu nhiệm…

“Phân chia cảnh giới võ học trong truyện bao gồm các cấp bậc từ thấp đến cao như : Luyện Khí Cảnh, Ngưng Chân Cảnh, Bão Nguyên Cảnh, Tinh Cực Cảnh, Linh Hải Cảnh, Sinh Tử Cảnh … Mỗi cấp bậc lại được chia thành mười tầng, tầng cuối cùng chính là giai đoạn nối tiếp được gọi là đỉnh phong.”

guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận